Chia sẽ kinh nghiệm chọn loại trần la phong phù hợp và cách bảo quản

Chia sẽ kinh nghiệm chọn loại trần la phong phù hợp và cách bảo quản

       Xây cất nhà cửa là một trong những việc quan trọng nhất  đối với mỗi người. Chúng ta thường dùng hàng tháng hay hàng năm trời để lên kế hoạch, chuẩn bị tài chính, bản vẽ thiết kế, lựa chọn kỹ càng từ nhà thầu, khối lượng và số lượng vật tư, đến viên đá hòn sỏi nhằm đảm bảo xây được môt ngôi nhà đẹp nhất, vừa ý nhất với chi phí hợp lý nhất.
       Và la phông là một phần không thể thiếu góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Bạn đang băn khoăn không biết nên chọn lựa mẫu mã, chất liệu như thế nào là phù hợp nhất. Cửa hàng thạch cao Quỳnh Tấn Phát với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này, xin chia sẽ với các bạn một số kinh nghiệm chúng tôi tích lũy được như sau.
I. Các loại trần:

    Có 2 loại trần phổ biến hiện nay là:

      1.  Trần thả (trần nổi): có thể đóng bằng hoặc giật cấp.

(Mẫu trần thả giật 1 cấp, sử dụng tấm nhựa PVC)   

(Mẫu trần thả đóng bằng, sử dụng tấm thạch cao)   

      2. Trần chìm (trần kiểu): có thể đóng bằng hoặc giật cấp

(Mẫu trần chìm giật cấp)  

II. Cách chọn mẫu trần, tấm và khung xương các loại: 
  • Nhà sử dụng mái tôn nên làm loại trần thả (thạch cao hoặc nhựa PVC), không nên đóng kiểu, trần giật cấp vì dễ có hiện tượng nứt trần lý do đòn tay sẽ ít nhiều bị cong vênh khi chịu tác động của nhiệt độ cao gần mái tôn, hay việc đi lại trên tôn thường xuyên cũng gây ảnh hưởng. Nếu bạn thích trần giật cấp thì có thể khắc phục bằng cách thả một lớp xà gồ ở bên dưới không liên kết với tôn là được.
  • Nếu nhà đổ sàn bê tông thì bạn có thể thoải mái chọn trần giật cấp hoặc trần thả đều được nhé.
  • Về trần thả, nếu chọn tấm nhựa PVC, thì các bạn có thể sử dụng các dòng khung xương phổ thông với chi phí thấp hơn để tiết kiệm chi phí do tấm nhựa có trọng lượng nhẹ, không nhất thiết sử dung khung xương có tính chịu lực cao. Tuy nhiên với các loại tấm thạch cao hay tấm cứng (Prima, Duralex, Shera,...) với trọng lượng cao hơn thì nên sử dụng các dòng cao cấp hơn như Vĩnh Tường, Prometal, PMD,... để có được chất lượng vừa ý nhất.
  • Đối với trần chìm, khi thợ thi công, các bạn cần quan sát và yêu cầu xử lý mối nối phải có khung xương, dán keo và băng keo đầy đủ, ngoài ra phải chú ý ghép mí giữa tấm thạch cao phải khít. Giảm bớt phụ kiện tăng đơ, nên xoắn ty treo trực tiếp, liên kết các cấp trần phải có khung xương để đảm trần không bị rơi hay sập.
III. Cách bảo quản:
Nhưng để bảo quản trần la phông có độ bền cao, hiệu quả sử dụng lâu dài thì ta cần chú ý một số việc sau:
  • Cần kiểm tra mái nhà, gia cố lại phần mái đối với nhà sử dụng mái tôn, mái ngói, đảm bảo không bị mưa xóc, hay giọt nước
  • Vệ sinh trần nhà sạch sẽ trước khi đóng trần
  • Tạo các lỗ thông hơi giữa phần mái và phần trần thạch cao để độ ẩm thoát bớt ra ngoài, không làm ẩm ướt trần
  • Sử dụng các vật liệu đảm bảo để hệ trần có độ bền sử dụng cao
  • Đối với những căn nhà sử dụng lâu , cần phải kiểm tra , gia cố mái nhà trước khi đóng trần.
Hy vọng một vài chia sẽ nhỏ trên đây giúp ích được cho các bạn khi xây dựng tổ ấm của mình.


CỬA HÀNG THẠCH CAO QUỲNH TẤN PHÁT

TL885, Ấp I, xã Lương Quới, Giồng Trôm, Bến Tre

DĐ/ Zalo: 0919. 152. 128 (Tân)
Email: quynhtanphat2016@gmail.com 
Website: https://bentre.kvn.vn/Laphongbentre


Comments